Tủ chống sét lan truyền là tổ hợp các thiết bị chống sét dùng để bảo vệ các thiết bị trong hệ thống nguồn điện khỏi các sự cố quá tải do sét đánh. Loại tủ này có cấu tạo đặc biệt gồm đầy đủ những công nghệ chống sét bảo vệ tốt nhất. Thông qua bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bạn một số thông tin về loại tủ chống sét lan truyền.
Tủ chống sét lan truyền là gì?
Tủ chống sét lan truyền còn được gọi là tủ cắt lọc sét hay tủ cắt sét lan truyền. Đây là loại tủ điện tích hợp khả năng cắt sét để bảo vệ các thiết bị điện trong trường hợp có sét lan truyền vào đường dây truyền tải điện.
Tủ điện chống sét lan truyền được sản xuất theo nhiều dòng tải và dòng cắt sét khác nhau ví dụ tủ cắt lọc sét 1 pha 63A. Vỏ tủ thường được được làm bằng thép sơn tĩnh điện hình chữ nhật. Bên cạnh đó, tùy theo chức năng chính tủ sẽ được chia theo vị khu vực lắp đặt của tủ điện hạ thế chống sét, tủ điện tổng chống sét, tủ điện MSB chống sét....

Tủ chống sét lan truyền còn được gọi là tủ cắt lọc sét hay tủ cắt sét lan truyền.
Cấu tạo và chức năng của tủ chống sét lan truyền
Tủ chống sét lan truyền bao gồm hai bộ phận chính đó là vỏ tủ điện và các linh kiện cắt lọc sét bên trong. Vỏ tủ thường được làm bằng kim loại sơn tĩnh điện có khả năng bảo vệ thiết bị cắt sét bên trong ngăn ảnh hưởng môi trường bên ngoài. Vỏ tủ thường sơn tĩnh điện giúp gia tăng tính thẩm mỹ cho thiết bị và bảo vệ chống giật, rò điện cho người sử dụng.
Tủ điện cắt sét có chức năng chính là bảo vệ chống sét, chống cháy các phụ tải sau tủ điện phân phối tổng hoặc tủ phân phối. Chức năng của tủ điện chống sét lan truyền: Xem thêm >>>>> Tủ cắt lọc sét- Phần cắt sét sơ cấp tủ chống sét:
Thiết bị SPD sử dụng công nghệ Spark Gap giúp kiểm soát những dòng sét lớn. Thiết bị SPD có chứa các tụ cắt sét MOV và GDT nhằm ngăn chặnxung điện quá áp khi bị sét đánh vào hệ thống. Đôi lúc quá trình đóng cắt của các thiết bị đóng cắt trong hệ thống điện dẫn đến hiện tượng quá áp. Thiết bị chống sét SPD sẽ cắt sét trực tiếp, sau đó, thông qua bộ lọc triệt tiêu xung nhiễu của sét lên các thiết bị điện, bảo vệ quá áp, quá tải cho tủ điện. Giúp cho tủ điện không xảy ra các sự cố nổ, chập/ cháy…
- Mạch nhiễu EMI/RFI hoặc mạch lọc thông thấp LC tủ chống sét:
Mạch nhễu nhiễu EMI/RFI tần số 3Hz – 300HZ giúp ổn định điện áp đầu ra. Bảo vệ ổn định sóng sin đầu ra sau sét, tăng cường bảo vệ cho các thiết bị điện, điện tử nhạy cảm.
Mạch lọc giúp giảm tỷ lệ biến thiên điện áp (dv/dt) và điện áp dư ngõ ra của thiết bị cắt lọc sét. Tăng cường bảo vệ cho các thiết bị điện, điện tử nhạy cảm.
- Phần cắt sét thứ cấp của tủ chống sét:
Công nghệ TPMOV chịu được quá áp cao, bảo vệ quá nhiệt, chống cháy thiết bị.
Tủ điện chống sét có công dụng điều khiển và bảo vệ hệ thống phụ tải khỏi các sự cố ngắt mạch
Hướng dẫn lắp đặt tủ chống sét lan truyền
Quy trình lắp đặt tủ chống sét lan truyền:
- Bước 1 Xác định vị trí lắp thiết bị: Tùy theo từng loại tủ điện mà người thi công cần chọn vị trí lắp tủ chống sét sao cho phù hợp. Thông thường, vị trí lắp đặt hiệ quả nhất là đầu nguồn lưới điện sau trạm biến áp.
- Bước 2 Thi chông hệ thống tiếp địa: Bước này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thoát sét của thiết bị nên cần thực hiện một cách cẩn thận và chính xác nhất.
- Bước 3 Lắp đặt tủ chống sét: Đơn vị thi công cần lựa chọn cách lắp đặt sao cho phù hợp với hệ thống điện trong tủ điện. Khi thực hiện, phải được ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn cho người thi công.
Một số vấn đề cần lưu ý:
- Sử dụng thiết bị cắt sét 1 pha hoặc 3 pha lắp song song vào át tổng nguồn điện.
- Khi lắp đặt cần siết chặt các đầu cos, phụ kiện,... để đảm bảo an toàn.
- Thông số thiết bị cần đảm bảo phù hợp với điện áp của thống điện.
- Lắp đặt đúng thứ tự bảo vệ: tủ điện phân phối tổng – tủ nhánh – tủ phòng.
- Sau đó, người thi công cần kết nối thiết bị đến bãi tiếp địa điện trở dưới 4 Ôm.
Quy trình lắp đặt tủ chống sét lan truyền gồm 3 bước
0 Reviews:
Post Your Review